Nạp quá nhiều chất sắt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Chất sắt cần thiết trong cơ thể con người vì là một phần của các enzyme và protein liên quan đến quá trình vận chuyển khí ô xy đến các tế bào cũng như giúp điều tiết tăng trưởng tế bào.

Post by admin

16:26 - 07/01/2017

Bình luận

Chất sắt cần thiết trong cơ thể con người vì là một phần của các enzyme và protein liên quan đến quá trình vận chuyển khí ô xy đến các tế bào cũng như giúp điều tiết tăng trưởng tế bào.

Theo báo The Times of India dẫn lời bác sĩ Rajesh Jain, chuyên gia bệnh tiểu đường, tuyến giáp và nội tiết rối loạn thuộc Bệnh viện Caremax (Ấn Độ), có một số bằng chứng cho thấy nạp quá nhiều chất sắt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
 
Theo báo The Times of India dẫn lời bác sĩ Rajesh Jain, chuyên gia bệnh tiểu đường, tuyến giáp và nội tiết rối loạn thuộc Bệnh viện Caremax (Ấn Độ), có một số bằng chứng cho thấy nạp quá nhiều chất sắt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu liên quan tới 85.000 phụ nữ trung niên cho thấy ở những ai nạp quá nhiều chất sắt, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng lên 28%. Một nghiên cứu khác tương tự được thực hiện ở 33.000 phụ nữ khỏe mạnh trong 10 năm. Kết quả cho thấy phụ nữ có hàm lượng chất sắt cao có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường loại 2. Cơ chế đằng sau có thể là do nồng độ cao của chất sắt gây tổn hại các mô cơ, làm giảm khả năng di chuyển glucose từ máu vào tế bào của cơ thể, và do đó ảnh hưởng tới quá trình sản xuất insulin. Nạp quá nhiều chất sắt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - ảnh 1 TIN LIÊN QUAN Có 4 giờ 30 phút 'vàng' để cứu bệnh nhân đột quỵ khỏi liệt nửa người Bệnh nhân đột quỵ có thể 'thoát cảnh' liệt nửa người, không phải ngồi xe lăn nếu được đưa đến bệnh viện đúng cách và điều trị đúng phương pháp sớm.  Thực tế cho thấy ở bệnh nhân tiểu đường, giảm nạp chất sắt giúp cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2, nếu ăn nhiều thịt đỏ hoặc nạp nhiều chất sắt, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng lên đến 50%. Theo chuyên gia Jain, chất sắt giống như con dao hai lưỡi. Nếu thiếu, chúng ta có nguy cơ bị thiếu máu và trong trường hợp dư thừa sẽ làm tăng nguy cơ mắc một loạt biến chứng. Cải thiện độ nhạy insulin và việc tiết insulin có thể đạt được bằng cách hiến máu thường xuyên và giảm dự trữ chất sắt. Vì thế nếu mắc bệnh tiểu đường, nên tránh ăn thịt đỏ. Chỉ nạp các viên bổ sung chất sắt khi thực sự cần thiết và được bác sĩ khuyên dùng.
Hình ảnh minh họa.
 
Một nghiên cứu liên quan tới 85.000 phụ nữ trung niên cho thấy ở những ai nạp quá nhiều chất sắt, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng lên 28%. Một nghiên cứu khác tương tự được thực hiện ở 33.000 phụ nữ khỏe mạnh trong 10 năm. Kết quả cho thấy phụ nữ có hàm lượng chất sắt cao có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường loại 2. Cơ chế đằng sau có thể là do nồng độ cao của chất sắt gây tổn hại các mô cơ, làm giảm khả năng di chuyển glucose từ máu vào tế bào của cơ thể, và do đó ảnh hưởng tới quá trình sản xuất insulin.
 
Bệnh nhân đột quỵ có thể 'thoát cảnh' liệt nửa người, không phải ngồi xe lăn nếu được đưa đến bệnh viện đúng cách và điều trị đúng phương pháp sớm.
 
Thực tế cho thấy ở bệnh nhân tiểu đường, giảm nạp chất sắt giúp cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2, nếu ăn nhiều thịt đỏ hoặc nạp nhiều chất sắt, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng lên đến 50%.
Theo chuyên gia Jain, chất sắt giống như con dao hai lưỡi. Nếu thiếu, chúng ta có nguy cơ bị thiếu máu và trong trường hợp dư thừa sẽ làm tăng nguy cơ mắc một loạt biến chứng.
Cải thiện độ nhạy insulin và việc tiết insulin có thể đạt được bằng cách hiến máu thường xuyên và giảm dự trữ chất sắt. Vì thế nếu mắc bệnh tiểu đường, nên tránh ăn thịt đỏ. Chỉ nạp các viên bổ sung chất sắt khi thực sự cần thiết và được bác sĩ khuyên dùng.